Midasol thường được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiết niệu. Cụ thể, thuốc Midasol điều trị bệnh đường tiết niệu có công dụng làm giảm sưng, khắc phục tình trạng viêm nhiễm. Các loại thuốc không riêng gì Midasol nếu không được sử dụng đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy, hãy cùng tìm hiểu về cách dùng, liều dùng, cách bảo quản thuốc Midasol qua nội dung bên dưới nhé!
Thuốc Midasol thường được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiết niệu. Cụ thể, thuốc có công dụng: Làm giảm các triệu chứng sưng đau khi bị nhiễm trùng đường tiểu dưới.
♦ Tên hoạt chất: Methylene blue
♦ Nhóm thuốc: Thuộc nhóm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đường tiết niệu.
♦ Dạng bào chế: Bào chế dưới dạng viên nén bọc đường.
Thành phần chính của thuốc Midasol
♦ Methylene blue: 20mg
♦ Bromocamphor: 20mg
► Thuốc Midasol hỗ trợ điều trị và làm giảm tình trạng viêm nhiễm, sưng đau khi bị viêm đường tiết niệu dưới tái phát.
► Thuốc chỉ được chỉ định trong trường hợp bệnh đường tiết niệu không ra gây biến chứng.
Chống chỉ định của thuốc MidasolThuốc Midasol chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:
► Người bệnh mẫn cảm với những thành phần của thuốc, hoặc có tiền sử dị ứng thuốc.
► Người bệnh suy thận.
► Trẻ em và bệnh nhân dưới 15 tuổi.
Tùy vào đối tượng, tình trạng bệnh lý và sức khỏe của người bệnh, các bác sĩ sẽ điều chỉnh liều dùng sao cho phù hợp. Dưới đây là liều dùng thông thường của thuốc Midasol:
♦ Liều dùng cho người trưởng thành: Uống 6 – 9 viên/ ngày. Nên chia lượng thuốc thành 2 – 3 lần dùng trong ngày.
♦ Liều dùng cho trẻ em: Sử dụng thuốc theo đúng liều được bác sĩ chỉ định hoặc theo hướng dẫn được in trên bao bì.
Lưu ý: Trên đây chỉ là liều dùng tham khảo chung cho mọi trường hợp, không có giá trị thay thế cho chỉ định của bác sĩ trong từng trường hợp cụ thể.
Cách dùng thuốc MidasolĐể đảm bảo an toàn, người bệnh cần biết dùng thuốc đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng Midasol cũng như một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc:
♦ Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định; không được phép tự ý tăng giảm liều lượng của thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
♦ Nên uống thuốc Midasol sau khi ăn, uống cả viên thuốc cùng với nước lọc. Không bẻ hay nghiền nát thuốc ra để sử dụng. Vì điều này có thể làm thay đổi hoặc làm tăng lượng thuốc mà cơ thể hấp thụ, từ đó làm tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ.
♦ Nếu đã dùng thuốc trong thời gian dài nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, người bệnh nên tái khám để được tư vấn biện pháp điều trị hiệu quả hơn.
Cách bảo quản thuốc Midasol♦ Bảo quản thuốc Midasol xa tầm tay của trẻ em.
♦ Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
♦ Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng, biến chất hay đổi màu. Xử lý thuốc hết hạn đúng theo hướng dẫn của dược sĩ hoặc thông tin in trên bao bì.
Tương tự như các loại thuốc khác, bên cạnh những công dụng thì Midasol cũng có thể gây ra các tác dụng phụ cho người dùng. Những phản ứng phụ mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm:
♦ Tiêu chảy, buồn nôn và nôn ói.
♦ Gặp khó khăn khi tiểu tiện.
♦ Nước tiểu có màu xanh bất thường do methylthioninium.
♦ Ngoài ra, tùy vào cơ địa và sức khỏe của mỗi bệnh nhân mà thuốc Midasol có thể gây ra một vài tác dụng phụ khác. Người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để được cung cấp thêm những thông tin về vấn đề này.
Cần thận trọng khi chỉ định sử dụng thuốc Midasol trong các trường hợp sau:
♦ Phụ nữ có thai, hoặc những chị em đang cho con bú
♦ Bệnh nhân đang gặp phải các vấn đề về gan thận
♦ Người lớn tuổi và trẻ nhỏ
♦ Người bệnh thiếu hụt glucose-6 photphat dehydrogenase
Cách xử lý khi dùng thuốc Midasol quá liều/ thiếu liều♦ Thiếu liều: Bổ sung ngay liều đã quên khi nhớ ra. Trường hợp đã gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều cũ và uống thuốc theo đúng kế hoạch. Không được tự ý tăng liều để bù lại liều bị thiếu.
♦ Quá liều: Nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, hãy liên hệ ngay với các trung tâm y tế để được xử lý kịp thời.