Trị hăm trả ở trẻ em bằng dầu dừa không còn là phương pháp mới lạ, tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về hiệu quả và tính an toàn của phương pháp này. Liệu dùng dầu dừa trị hăm tã ở trẻ em có hiệu quả và an toàn không? Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin về cách trị hăm tã dân gian này để bạn đọc có thể tham khảo.
► Khu vực háng (bẹn) là nơi có nhiều nếp nhăn, do đó khi trẻ mang bỉm thì vùng bén rất dễ bị hăm do tích tụ nhiều mồ hôi. Bên cạnh đó, việc các bậc phụ huynh không thường xuyên thay tã cho bé hoặc dùng các loại bỉm tã kém chất lượng cũng dẫn đến tình trạng hăm tã.
► Hiện nay, có nhiều biện pháp trị hăm tã cho bé tại nhà được các bậc phụ huynh áp dụng, trong đó có mẹo trị hăm tã bằng dầu dừa. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào được thực hiện để chứng minh công dụng của dầu dừa đối với việc điều trị hăm tã ở trẻ em.
► Thế nhưng, do dầu dừa có đặc tính kháng viêm tự nhiên, nên có thể làm giảm viêm da và xoa dịu tình trạng kích ứng. Đồng thời, những dưỡng chất có trong dầu dừa cũng tạo ra hàng rào bảo vệ da ngay cả khi trẻ không bị hăm tã.
► Bên cạnh đó, trong báo cáo “Tác dụng chống viêm và bảo vệ da của một số loại dầu thực vật”, các nhà nghiên cứu đã tìm ra nhiều bằng chứng cho thấy: Dầu dừa có khả năng thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương.
► Do chưa có bằng chứng cụ thể nên vẫn cần nghiên cứu sâu hơn về công dụng của dầu dừa trong việc chữa hăm tã ở trẻ em. Mặc dù vậy, dầu dừa vẫn đang được sử dụng để cải thiện các vấn đề về da trong suốt nhiều năm qua, bao gồm điều trị hăm tã cho trẻ em.
► Nhìn chung, do dầu dừa là nguyên liệu thiên nhiên nên khá an toàn cho làn da của trẻ khi sử dụng tại chỗ. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp da bé quá mẫn cảm nên có thể bị dị ứng với dầu dừa, gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa, phát ban, kích ứng da…
► Do vậy, các bậc phụ huynh chỉ nên trị hăm tã bằng dầu dừa cho bé trong khoảng thời gian nhất định với một lượng vừa đủ, không nên sử dụng quá nhiều.
► Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng dầu dừa cho trẻ, cha mẹ cần theo dõi cẩn thận xem có xảy ra tình trạng dị ứng, kích ứng hoặc phát sinh tác dụng phụ hay không. Nếu có thì nên ngưng sử dụng ngay.
{tuvan}
Hiện nay, có nhiều cách trị hăm tã bằng dầu dừa cho trẻ nhỏ, dưới đây là một số biện pháp tham khảo:
Bôi dầu dừa nguyên chất trực tiếp lên daKhi thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng da bị hăm sẽ giúp làm dịu da, giảm đau ngứa và giúp các tổn thương nhanh lành. Các bậc phụ huynh có thể thực hiện theo cách sau:
♦ Làm sạch da bé với nước ấm và thấm khô bằng khăn mềm.
♦ Làm nóng 2 muỗng canh dầu dừa khoảng 10 giây trong lò vi sóng.
♦ Lấy ra khỏi lò vi sóng, để dầu dừa nguội dần đến khi còn âm ấm thì thoa lên vùng da bị hăm.
♦ Massage nhẹ nhàng, đợi khoảng 15 phút để dầu dừa thấm vào da. Lưu ý, không nên mặc tã hay quần cho trẻ trong khoảng thời gian này.
♦ Thay tã mới cho bé; đồng thời lặp lại phương pháp này mỗi khi thay tã.
♦ Cho 1 muỗng dầu oải hương vào 1 chén dầu dừa, trộn đều để được hỗn hợp đồng nhất.
♦ Cho hỗn hợp này vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 1 giờ.
♦ Các phụ huynh nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn, lau khô, sau đó thoa hỗn hợp lên vùng da đang bị hăm của bé.
♦ Giữ hỗn hợp trên da 30 phút trước khi mặc tã mới cho bé.
♦ Thực hiện 2 lần/ ngày để cải thiện nhanh tình trạng hăm tã và mẩn đỏ trên da của bé.
♦ Trộn đều 1/4 chén dầu dừa với 1/2 chén bơ hạt mỡ, cho thêm 2 muỗng canh sáp ong vào.
♦ Đun nóng hỗn hợp đến khi hỗn hợp tan chảy hết thì tắt bếp.
♦ Cho thêm 3/4 muỗng canh bột oxit kẽm và 2 muỗng canh glycerin vào hỗn hợp vừa nấu.
♦ Cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn để được hỗn hợp kem đồng nhất, mịn màng.
♦ Cho kem vào hũ có nắp đậy, đậy kín và để dùng dần.
♦ Khi dùng, bố mẹ lấy một ít kem và thoa lên vùng da bị hăm, rồi để khoảng 10 – 15 phút.
♦ Thoa kem 3 lần/ ngày đến khi tình trạng hăm tã khỏi hẳn.
♦ Khuấy đều để hỗn hợp hòa quyện vào nhau, rồi cho hỗn hợp vào lọ có nắp xịt.
♦ Tiếp đến, làm sạch vùng da bị hăm của bé và lau khô nhẹ nhàng, lấy lọ dung dịch vừa được điều chế xịt lên vùng da cần được điều trị.
♦ Để dung dịch trên da khoảng 10 phút rồi mặc tã mới, thực hiện cách này mỗi khi thay tã cho bé.
Để tình trạng hăm tã ở trẻ nhanh khỏi, khi trị hăm tã bằng dầu dừa các bậc phụ huynh cần lưu ý:
► Có thể tự chế biến hoặc chọn mua dầu dừa nguyên chất để đảm bảo an toàn cho bé.
► Giữ da bé khô ráo trước khi thoa dầu dừa.
► Có thể chọn mua các loại kem hăm cho trẻ có chứa dầu dừa, nhưng không nên mua các loại kem có chứa chất tạo mùi vì có thể gây dị ứng cho da của trẻ.
► Thường xuyên thay tã, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức, khi bé tè hay đại tiện ra bỉm.
► Giữ vùng da bị hăm luôn khô ráo, sạch sẽ. Nên vệ sinh khu vực da bị tổn thương thật nhẹ nhàng để bé không bị đau và khiến tổn thương thêm nghiêm trọng.
► Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi bôi dầu dừa hay khi thay tã cho bé.
► Nên tháo bỉm ra khi có thể để da bé được thông thoáng, đồng thời đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương.
► Lựa chọn bỉm tã chất lượng tốt và có kích thước phù hợp với bé.
► Vệ sinh khu vực mang tã bằng nước ấm hoặc xà phòng dịu nhẹ, không chất tạo bọt. Lưu ý, không nên chà xát mỗi khi tắm hay vệ sinh vùng da này cho trẻ.
► Mặc quần áo rộng rãi cho trẻ; nên chọn mua quần áo được làm từ chất liệu tự nhiên hoặc cotton. Vì những chất liệu này thấm hút mồ hôi tốt nên bé cũng sẽ ít bị hăm tã hơn.
► Hăm tã ở trẻ nhỏ thường sẽ khỏi trong vài ngày, và thông thường những triệu chứng hăm tã sẽ bắt đầu có dấu hiệu cải thiện sau vài lần sử dụng dầu dừa.
► Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng nên lưu ý rằng không phải trị hăm tã bằng dầu dừa ở bất kỳ bé nào cũng mang lại hiệu quả. Đồng thời kết quả điều trị cũng có thể khác nhau ở từng bé, điều này phụ thuộc vào cơ địa của trẻ và cách chăm sóc của cha mẹ.
Nếu tình trạng hăm tã ở trẻ không có dấu hiệu cải thiện sau vài ngày sử dụng dầu dừa hoặc bé thường xuyên bị hăm tã, thì các bậc phụ huynh nên đưa bé đến các phòng khám nhi để thăm khám và có biện pháp điều trị hiệu quả hơn.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay khi bé có những biểu hiện sau:
► Sốt cao, vùng da bị hăm xuất hiện nhiều mụn nước hoặc mụn nhọt.
► Những vùng bị ảnh hưởng xuất hiện các vết lở loét.
► Vùng da bị hăm làm mủ, chảy máu hay tiết dịch.
► Bé bị ngứa ngáy dữ dội, đau và thường xuyên quấy khóc.
Click [chat] gặp chuyên gia hướng dẫn ngay!
Mang đến sức khỏe cho bạn là niềm vinh hạnh của chúng tôi.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU
✚ Địa chỉ: số 80 – 82 Châu Văn Liêm, Phường 11, Quận 5, TPHCM
✚ Thời gian làm việc: Từ 8h – 20h từ thứ 2 đến chủ nhật (kể cả lễ, tết)
✚ Hotline: 028. 3923 9999 – tư vấn miễn phí 24/7
✚ Kênh youtube: Từ điển thuốc điều trị