Tylenol chính là loại thuốc được chỉ định sử dụng trong những trường hợp làm giảm nhanh các triệu chứng đau sốt cảm cúm. Nhưng nó vẫn còn được hỗ trợ một số bệnh về đau xương khớp do vậy nếu đi khám xương khớp bạn được bác sĩ chỉ định cũng không nên quá ngạc nhiên. Cùng tham khảo thêm những thông tin được chia sẻ của bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thuốc Tylenol này.
Tylenol chính là loại thuốc có tên hoạt chất Acetaminophen và nó thuộc về nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, được bào chế dưới dạng viên nén. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp giảm đau những triệu chứng cảm cúm, sốt, đau nhức như là đau răng, đau tai, đau đầu, đau lưng. Hơn nữa thuốc còn được dùng điều trị một số bệnh liên quan xương khớp như là viêm khớp hay đau cơ…
Thuốc có chứa thành phần chính là hoạt chất Acetaminophen cùng với tá dược vừa đủ 1 viên.
2. Chỉ địnhThuốc được chỉ định cho những trường hợp như sau:
♦ Chữa trị các chứng đau từ mức nhẹ đến trung bình khi bệnh nhân bị đau tai, đau đầu, đau răng.
♦ Dùng chữa các chứng như cảm lạnh, sốt hay cảm cúm.
♦ Điều trị một số bệnh về xương khớp như là đau cơ, viêm khớp, đau lưng.
♦ Chữa trị đau bụng kinh của phụ nữ.
Với thuốc Tylenol nó được chống chỉ định cho các đối tượng nếu thuộc một trong số những trường hợp sau đây:
♦ Bệnh nhân bị dị ứng hoặc là mẫn cảm với một số thành phần có bên trong thuốc.
♦ Bệnh nhân bị gan nặng hoặc là chức năng gan bị suy giảm.
♦ Bệnh nhân bị xơ gan hoặc bị bệnh gan vì nghiện rượu.
♦ Bệnh nhân bị nghiện đồ uống có cồn như là bia, rượu.
♦ Đối tượng trẻ em chưa được 2 tuổi.
Nhưng cần lưu ý đây vẫn chưa phải là danh sách đầy đủ. Vì vậy bệnh nhân khi cần sử dụng thuốc Tylenol cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
♦ ♦ ♦ Dược lực học Tylenol
Với Acetaminophen sẽ có tác dụng giúp giảm sốt, giảm đau nhanh. Acetaminophen sẽ không phá vỡ bài tiết axit uric và nó cũng không ảnh hưởng đến cân bằng axit-bazo. Ngoài ra hoạt chất Acetaminophen cũng không gây gián đoạn cầm máu và không gây ức chế chống kết tập tiểu cầu.
♦ ♦ ♦ Động lực học của thuốc:
Khả năng hấp thụ: Sau khi dùng thuốc bằng đường uống thì Acetaminophen sẽ đạt 88% và đạt nồng độ huyết tương cao nhất trong thời gian 90 phút sau uống. Nồng độ Acetaminophen trong máu sẽ không đạt vượt quá 3 giờ sau khi tiêm trực tràng với dạng thuốc đạn. Khi đó thì nồng độ cao nhất bên trong máu sẽ khoảng 50%.
Về chuyển hóa: Hoạt chất Acetaminophen sẽ được chuyển hóa chủ yếu ở gan và quá trình chuyển hóa này thông qua ba con đường bao gồm: Liên hợp cùng sulfate, liên hợp cùng glucuronide cùng với oxy hóa thông qua đường enzyme cytochrom P450. Đồng thời Acetaminiphen cũng là chất chuyển hóa chính của acetanilid cùng với phenacetin.
Về bài tiết: Acetaminophen sẽ được chuyển hóa chủ yếu là thông qua nước tiểu. Trong đó thì 5% sẽ được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng Acetaminophen tự do còn 90% được bài tiết trong thời gian 24 giờ. Thời gian bán hủy sẽ là 2.5 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch 15mg/kg với người lớn. Thời gian bán hủy nó có thể bị dao động tùy vào mức độ tổn thương gan.
Thuốc Tylenol sẽ được dùng chủ yếu thông qua đường uống. Vì vậy người dùng nên uống thuốc nhiều với nước sẽ thúc đẩy hấp thụ thuốc vào bên trong cơ thể. Khi dùng thuốc cho trẻ em thì bác sĩ khuyên sử dụng cho uống bằng ống nhỏ giọt hoặc là dạng ống tiêm. Nếu như không có dụng cụ đo lường trên thì phụ huynh cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ để có được cách dùng đúng nhất.
Ngoài ra bạn cũng đảm bảo về cách dùng thuốc sao cho đúng liều, đúng độ tuổi, đúng bệnh như sau:
♦ Với người lớn hoặc trẻ đã trên 50kg:
♦ Dùng không quá 1000mg cùng lúc.
♦ Tối đa không dùng quá 4000mg trong 24 tiếng.
♦ Với trẻ em dưới 12 tuổi:
♦ Mỗi liều dùng được khuyến nghị dựa vào độ tuổi cùng cân nặng của trẻ. Không được dùng quá 5 liều trong vòng 24 tiếng và tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ chuyên môn để biết rõ cách dùng liều phù hợp với trẻ.
Thuốc Tylenol nên được bảo quản điều kiện nhiệt độ phòng. Lưu ý tránh không để thuốc trực tiếp tiếp xúc cùng ánh nắng mặt trời và nơi ẩm ướt. Để thuốc tránh xa tầm với trẻ và động vật nuôi.
Không được dùng thuốc đã hết hạn hoặc là có dấu hiệu bị hư hỏng. Nếu thuốc không dùng nữa cần có cách xử lý đúng.
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc Tylenol thì bệnh nhân cần lưu ý như sau:
♦ Không được dùng chung với bất cứ loại thuốc nào có chứa hoạt chất acetaminophen trong thời gian dùng Tylenol.
♦ Không được lạm dụng quá nhiều thuốc vì liều lượng cao sẽ gây hỏng gan hoặc nguy hiểm hơn là tử vong.
♦ Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho chị em phụ nữ đang mang thai hoặc là có dấu hiệu mang thai.
♦ Phụ nữ khi đang cho con bú cần cân nhắc về việc dùng thuốc và việc cho con bú. Bởi vì thuốc có thể làm ảnh hưởng đến trẻ qua đường sữa mẹ.
♦ Nếu không có chỉ định từ bác sĩ không được dùng thuốc cho trẻ chưa được 2 tuổi.
♦ Thuốc có thể gây kết quả bất thường về xét nghiệm đường glucose bên trong nước tiểu. Nếu bạn cần xét nghiệm thì cần báo với bác sĩ hoặc ngưng dùng thuốc.
Khi dùng Tylenol nó có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng không phải bệnh nhân nào cũng bị mắc phải. Ngoài ra một số tác dụng phụ cơ bản nó có thể bị biến mất sau một thời gian. Nhưng người bệnh cũng cần lưu ý theo dõi, không được chủ quan với sức khỏe bản thân.
Cụ thể người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như sau:
♦ Da bị kích ứng gây phát ban, nổi mề đay và mẩn ngứa.
♦ Mặt, lưỡi, môi, cổ họng bị sưng.
♦ Bị chóng mặt.
♦ Khó thở và chảy máu bất thường, bầm tím nhưng không rõ nguyên nhân.
♦ Vàng da, buồn nôn.
Ngoài ra vẫn còn có một số triệu chứng khác chưa được liệt kê. Bệnh nhân cần tìm gặp bác sĩ để có được giải pháp để kịp thời ngăn chặn.
Với Tylenol thì nó được chỉ định điều trị kết hợp được cùng với một số thuốc như là: Hydroxit, Lortab, Butalbital, Percocet, Tapanolde, Phenaphen, Hacotab hay Endocet… Nhưng không phải loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn đều có thể dùng một cách đồng thời.
Do vậy bệnh nhân nên thận trọng khi dùng thuốc Tylenol cùng với những loại thuốc khác. Nên bạn dù đang dùng thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược, vitamin, thực phẩm chức năng… đều phải báo cho bác sĩ.
Ngoài ra thuốc có thể xảy ra tương tác với rượu. Do vậy bệnh nhân tuyệt đối không được dùng đồ uống có cồn vì nó có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan khi dùng.
Nếu bệnh nhân thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường như dưới đây thì phải ngưng dùng thuốc và trợ giúp từ bác sĩ:
→ Bị phát ban hoặc là ngứa, sưng.
→ Da bị phồng, bong tróc.
→ Xuất hiện tác dụng phụ như đã nói.
→ Nếu sau thời gian 3 ngày mà sốt vẫn không giảm hoặc bệnh càng nghiêm trọng hơn.
→ Nếu sau 1 tuần bệnh không thuyên giảm với người lớn và sau 5 ngày bệnh không thuyên giảm với trẻ em.
→ Dù đã dùng hết lộ trình nhưng triệu chứng càng tồi tệ hơn.