Rocimus là thuốc mỡ bôi ngoài da, chủ yếu được sử dụng trong điều trị bệnh chàm thể tạng. Việc dùng thuốc không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ phát sinh những vấn đề không mong muốn. Chính vì thế, hãy cùng tìm hiểu thêm về cách dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Rocimus để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi điều trị bệnh bằng loại thuốc này.
♦ Tên thuốc: Rocimus
♦ Phân nhóm: Nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu
♦ Dạng bào chế: Bào chế dưới dạng thuốc mỡ
♦ Thành phần: Thành phần chính của thuốc mỡ bôi da Rocimus là Tacrolimus.
Chỉ định thuốc RocimusThuốc Rocimus được bào chế thành 2 dạng với hàm lượng 0.03% và 0.1 % được chỉ định sử dụng không giống nhau.
♦ Thuốc Rocimus 0.03%: Thường được sử dụng trong điều trị ngắn hạn và dài hạn bệnh chàm thể tạng ở người lớn và trẻ em trên 2 tuổi.
♦ Thuốc Rocimus 0.1%: Chỉ sử dụng điều trị chàm thể tạng ở người lớn.
Chống chỉ định với thuốc Rocimus♦ Không sử dụng thuốc Rocimus cho những trường hợp quá mẫn với thành phần tacrolimus, macrolide hay bất cứ thành phần nào khác của thuốc.
♦ Chống chỉ định sử dụng thuốc Rocimus cho trẻ em dưới 2 tuổi
Chỉ định dùng thuốc
Rocimus được chỉ định cho điều trị bệnh chàm thể tạng (viêm da cơ địa). Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định điều trị những bệnh ngoài da có liên quan đến yếu tố miễn dịch, bao gồm: chàm bàn tay, viêm da tiếp xúc, viêm da mí mắt, lichen phẳng ăn mòn (erosive lichen planus), ban đỏ do mẫn cảm với steroid, viêm da mủ hoại thư (pyoderma gangrenosum), đào thải cơ quan ghép.
Người dùng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đính kèm trước khi dùng thuốc Rocimus. Để đảm bảo an toàn, nên tham vấn thêm ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng.
♦ Trước khi bôi thuốc, người dùng cần vệ sinh vùng da tổn thương và tay thật sạch sẽ.
♦ Lấy 1 lượng thuốc vừa đủ bôi nhẹ nhàng lên phạm vi bị tổn thương.
♦ Có thể thoa đều thuốc trong một vài phút để thuốc thẩm thấu tốt hơn.
♦ Rửa sạch tay bôi thuốc bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi thoa thuốc
♦ Không nên băng kín vùng da được điều trị nếu bác sĩ không yêu cầu. Bởi vì băng kín sẽ gia tăng khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể, từ đó gây ra những tác dụng phụ. Trong quá trình sử dụng thuốc Rocimus, người dùng nên mặc quần áo rộng rãi để tránh ma sát.
♦ Lấy một lượng thuốc vừa đủ bôi lên vùng da tổn thương
♦ Bôi thuốc 1 – 2 lần/ ngày
♦ Nếu không nhận thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm khi sử dụng liều lượng thông thường, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng thích hợp. Không nên tự ý thay đổi liều dùng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Bảo quản thuốc đúng cách♦ Việc bảo quản thuốc đúng cách sẽ giúp thuốc không bị hư hỏng hay biến chất trước khi hết hạn sử dụng, từ đó giúp đảm bảo hiệu quả điều trị.
♦ Vặn chặt nắp thuốc sau mỗi lần sử dụng. Bảo quản thuốc Rocimus ở nhiệt độ phòng, không để thuốc ở những nơi có ánh nắng hay nơi ẩm ướt. Để thuốc xa tầm tay trẻ nhỏ.
♦ Khi thuốc có dấu hiệu hư hỏng, đổi màu, biến chất… thì không nên sử dụng, đồng thời tìm hiểu cách xử lý thuốc đúng cách trong trường hợp không sử dụng.
♦ Nếu đang trong thời gian mang thai hay cho con bú, người bệnh hãy chủ động thông báo với bác sĩ để được cân nhắc về việc dùng thuốc. Nếu buộc phải dùng thuốc khi đang cho em bé bú, tránh bôi thuốc lên vùng ngực, vì nếu tiếp xúc trực tiếp với Rocimus có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm.
♦ Trường hợp bị chàm thể tạng rất dễ mắc phải một số vấn đề nhiễm trùng da. Lúc này cần cân nhắc về lợi ích và rủi ro trước khi quyết định sử dụng thuốc Rocimus.
♦ Trong suốt thời gian sử dụng thuốc Rocimus, người bệnh nên hạn chế để vùng da bôi thuốc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
♦ Hội chứng Netherton có thể gia tăng khả năng hấp thụ Rocimus của cơ thể. Vì thế, cần thông báo ngay với bác sĩ nếu người bệnh đang mắc hội chứng này hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác.
Thuốc Rocimus có thể phát sinh tương tác với các loại thuốc khác. Trường hợp tương tác nhẹ sẽ ảnh hưởng đến tác dụng điều trị do hoạt động của thuốc bị thay đổi. Người dùng nên cẩn trọng hơn với những trường hợp tương tác nặng, vì có thể phát sinh những tác dụng phụ nghiêm trọng.
Dưới đây là một số thuốc dễ tương tác với Rocimus:
♦ Lansoprazole
♦ Omeprazole
♦ Metoclopramid
♦ Rifampin
♦ Clarithromycin
♦ Methylprednisolone
♦ Carbamazepine
♦ Nifedipine
♦ Ketoconazol
♦ Thuốc ức chế Protease
Danh sách trên chưa liệt kê hết những loại thuốc có thể tương tác với Rocimus. Vì vậy để tránh tương tác thuốc xảy ra, người dùng nên:
♦ Thông báo với bác sĩ danh sách đầy đủ các loại thuốc bản thân đang dùng.
♦ Không dùng Rocimus cùng lúc với các loại thuốc bôi ngoài da khác.
♦ Không dùng đồng thời Rocimus với các liệu pháp điều trị với UVA, UVB, PUVA.
Thuốc Rocimus có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị như:
♦ Đau rát da, rối loạn cảm giác
♦ Phát ban, xuất hiện trứng cá
♦ Bị viêm nang lông
♦ Nhiễm virus Herpes
Những tác dụng phụ trên có thể nhẹ hoặc nặng tùy vào cơ địa mỗi người. Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng người dùng gặp phải các tác dụng phụ khác không được đề cập bên trên. Hãy thông báo ngay cho bác sĩ nếu phát hiện những triệu chứng lạ trong thời gian điều trị bằng Rocimus.
♦ Quên liều: Nếu quên bôi 1 lần thuốc, hãy bổ sung ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, khi đã gần với lần bôi thuốc tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên. Nên bôi thuốc theo đúng kế hoạch, không bôi thuốc với liều lượng gấp đôi để bù lại liều lượng đã quên.
♦ Quá liều: Nếu bôi thuốc quá liều, người dùng nên chủ động đến gặp bác sĩ để được tư vấn chuyên môn và hướng dẫn cách xử lý dùng thuốc quá liều.
Khi nào nên ngưng sử dụng Rocimus?Người dùng nên ngưng sử dụng thuốc trong một số trường hợp sau:
♦ Bác sĩ yêu cầu người dùng ngưng thuốc
♦ Các triệu chứng bệnh không thuyên giảm sau nhiều ngày dùng thuốc Rocimus
♦ Người dùng thuốc Rocimus gặp những tác dụng phụ nghiêm trọng