Methylene blue chính là loại thuốc thuộc về phân nhóm thuốc giải độc cấp cứu. Thường thì thuốc được chỉ định dùng trong trường hợp điều trị methemoglobin nhưng không rõ nguyên nhân… Bên cạnh đó loại thuốc Methylene blue này còn được chỉ định điều trị bệnh viêm da mủ, chốc lở cùng với nhiều bệnh lý ngoài da khác. Phần chia sẻ dưới đây của bài viết chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc Methylene blue!
Methylene blue thuộc về nhóm thuốc cấp cứu, giải độc. Ngoài ra Methylene blue nó còn có tên gọi khác là Methylthioninium choloride. Thuốc được bào chế theo dạng viên nén, thuốc tiêm hoặc là dung dịch dùng ngoài.
Thuốc được bào chế bởi hoạt chất Methylene blue cùng với tá dược vừa đủ cho một viên nén, thuốc bôi ngoài da và dung dịch tiêm.
Thuốc được chỉ định dùng trong nhiều trường hợp bao gồm:
⇒ Điều trị methemoglobin huyết mắc phải hoặc là không rõ nguyên nhân.
⇒ Dùng để sát khuẩn cho đường niệu sinh dục.
⇒ Dùng Methylene blue điều trị tình trạng viêm da mủ hoặc chốc lở.
⇒ Dùng để giải độc nitroprusiat, cyanid cùng với một số những tác nhân gây tình trạng methemoglobin huyết.
⇒ Có thể dùng thuốc tại chỗ nhằm điều trị các trường hợp liên quan đến nhiễm virus ngoài da. Hoặc dùng để nhuộm các mô ở một số thao tác chẩn đoán như là nhuộm vi sinh hay xác định lỗ rò.
Thuốc Methylene blue sẽ chống chỉ định với một số các trường hợp bao gồm:
⇒ Đối tượng bệnh nhân cơ địa quá mẫn cảm cùng hoạt chất Methylene blue hoặc là bất cứ thành phần nào bên trong thuốc.
⇒ Đối tượng bệnh nhân bị thiếu hụt glucose - 6 phosphat dehydrogenase.
⇒ Đối tượng chị em phụ nữ đang mang thai hoặc là đang cho bé bú.
⇒ Với những bệnh nhân bị suy thận hoặc là methemoglobin huyết do ngộ độc clorat cũng không nên dùng Methylene blue.
Tùy theo từng dạng bào chế mà cách sử dụng thuốc Methylene blue sẽ khác nhau bao gồm:
⇔ Với dạng viên nén: Thuốc sẽ được dùng qua đường miệng và hãy nuốt trọn viên thuốc cùng với ly nước đầy. Chính điều này giúp bệnh nhân giảm được chứng khó tiểu cũng như là rối loạn hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó khi dùng thuốc thì không nên tán nhuyễn hay phá vỡ cấu trúc thuốc, không được nhai thuốc khi nuốt.
Với bệnh nhân thường bị nôn ói đặc biệt đối tượng trẻ em thì nên dùng thuốc Methylene blue cùng thức ăn.
⇔ Với dạng thuốc tiêm: Được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc là tiêm truyền.
⇔ Với dạng thuốc bôi ngoài da: Dùng bông gòn để thấm thuốc với lượng thích hợp sau đó bôi vào vị trí da bị bệnh hoặc là những vị trí cần được nhuộm của thao tác chẩn đoán.
Tùy vào độ tuổi, bệnh lý và sức khỏe mà liều dùng thuốc Methylene blue sẽ khác nhau như sau:
⇔ Đối với liều tiêm tĩnh mạch Methylene blue cho người lớn và trẻ em:
Dùng với liều khuyến cáo từ 1 đến 2mg/kg và thực hiện tiêm chậm trong thời gian vài phút. Sau vài giờ có thể dùng thêm một liều nếu thấy cần thiết.
⇔ Đối với liều dùng thuốc ở trường hợp không khẩn cấp hoặc là dùng nhằm kéo dài liều điều trị tình trạng methemoglobin huyết do di truyền:
Với đối tượng người lớn: Dùng từ 150 đến 300mg thuốc Methylene blue mỗi ngày và chia thành nhiều lần dùng. Kết hợp thuốc cùng 500mg/ ngày vitamin C.
Với đối tượng trẻ em: Dùng khoảng 13 đến 6mg/kg mỗi ngày và chia thành nhiều lần dùng. Người bệnh nên kết hợp cùng với 500mg/ngày vitamin C.
Lưu ý khi dùng:
⇔ Với trường hợp để điều trị methemoglobin huyết vì dùng liều cao những chất gây methemoglobin huyết một cách liên tục hoặc kéo dài thì: Người bệnh phải dùng Methylene blue để tiêm tĩnh mạch theo tốc độ từ 0.1 đến 0.15mg/kg thể trọng/ giờ sau khi bệnh nhân dùng xong liều khởi đầu từ 1 đến 2mg/kg.
⇔ Với dung dịch tiêm thì cần pha với nước muối đẳng trương 0.9% nhằm tạo nồng độ thuốc là 0.05%.
⇔ Khi dùng thuốc Methylene blue tiêm thì người bệnh nên được tiêm thật chậm. Chính điều này sẽ giúp cho bệnh nhân tránh được tạo nồng độ thuốc cao tại chỗ cũng như tăng nồng độ methemoglobin huyết.
Trước khi sử dụng và trong thời gian sử dụng thuốc Methylene blue thì người bệnh cần phải lưu ý một số điều quan trọng bao gồm:
→ Không được tiêm thuốc trong ống cột sống.
→ Không dùng Methylene blue trong việc điều trị methemoglobin huyết do ngộ độc clorat.
→ Đối tượng bệnh nhân chức năng thận yếu cần phải được giảm liều.
→ Nếu dùng thuốc trong thời gian dài có thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu vì tăng phá hủy hồng cầu.
→ Thuốc có khả năng sẽ gây tan máu đặc biệt với đối tượng bệnh nhi hoặc bệnh nhân cơ thể thiếu hụt glucose - 6 phosphat dehydrogenase.
→ Đối tượng phụ nữ đang cho con bú nên thận trọng khi dùng thuốc. Lý do vì thành phần bên trong thuốc có thể sẽ điều tiết qua sữa mẹ gây ngộ độc ở trẻ.
→ Đối tượng phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ bản thân có thai không nên dùng thuốc. Bởi vì thành phần bên trong thuốc nó sẽ tác động đối với sự phát triển thai nhi.
→ Trước khi dùng thuốc Methylene blue thì cần chia sẻ kỹ với bác sĩ tất cả những loại thuốc bản thân đang dùng. Mục đích giúp kiểm soát tình trạng tương tác thuốc.
→ Thông báo với bác sĩ nếu bản thân bị dị ứng với bất cứ thành phần nào bên trong thuốc Methylene blue.
→ Ngoài ra cần phải thông báo cụ thể với bác sĩ tiền sử mắc bệnh cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại như thế nào. Đặc biệt với những đối tượng như suy thận, suy gan, methemoglobin huyết do ngộ độc clorat…
→ Tuyệt đối không dùng thuốc quá liều được quy định.
Mặc dù thuốc Methylene blue chỉ được dùng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên thuốc vẫn có thể gây tình trạng thiếu máu hoặc là gây một số những khó chịu ở đường tiêu hóa (đặc biệt nếu dùng thuốc uống hoặc là thuốc dạng tiêm tĩnh mạch liều cao).
Khi đó bệnh nhân sẽ gặp phải một số những tác dụng phụ thường gặp như: Tan máu, thiếu máu. Hoặc tác dụng phụ ít gặp như là đau bụng, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, sốt, huyết áp hạ, kích ứng với bàng quang, da có màu xanh, đau vùng trước tim.
Khi dùng thuốc Methylene blue thì lưu ý nó sẽ tương tác cùng chất khử, chất kiềm, chống oxy hóa, iodid. Bên cạnh đó còn gây tương tác với nhiều loại thuốc điều trị khác. Do vậy để đảm bảo hiệu quả, an toàn thì bệnh nhân cần chia sẻ cùng bác sĩ tất cả loại thuốc mà mình đang dùng. Từ thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, vitamin, thảo dược…
Dùng Methylene blue quá liều sẽ gây ra nhiều những phản ứng nghiêm trọng bao gồm: Bị đau vùng trước tim, khó thở, lo lắng, bồn chồn, run rẩy tay chân, bị kích ứng đường tiết niệu, bị thiếu máu nhẹ và tan máu nhẹ, tăng bilirubin huyết.
Lúc đó bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất để được kiểm tra và xử lý. Thường khi dùng quá liều Methylene blue bệnh nhân sẽ được xử lý bằng một số cách như sau:
♦ Điều trị để hỗ trợ loại bỏ độc tính vì không có thuốc giải độc đặc hiệu.
♦ Gây nôn mục đích rửa dạ dày.
♦ Sử dụng thuốc tẩy hoặc là than hoạt và thực hiện thẩm tách máu nếu thấy cần.
♦ Truyền máu hoặc là truyền thay máu, cho thở oxy.