Khi soi gương thấy có mấy hạt trắng, khạc ra có màu vàng nhạt và hôi. Tìm hiểu trên mạng thấy giống sỏi amidan. Bác sĩ cho cháu hỏi, có cách nào trị sỏi amidan tại nhà hiệu quả không ạ? Mong bác sĩ tư vấn
Sỏi amidan (hay còn gọi là bã đậu amidan), đây là tình trạng các cặn thức ăn tích tụ lại ở các hốc amidan, vi khuẩn phát triển mạnh và tạo thành các khối màu trắng, vàng trên amidan và thường là xuất hiện ở amidan khẩu cái.
Khi bị sỏi amidan, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
+ Hơi thở có mùi hôi: Đây là “hậu quả” của vi khuẩn tích tụ lâu ngày cộng với sưng, viêm… do đó sỏi sẽ thải ra nhiều khí sulfur gây hôi, hơi thở nặng mùi.
+ Sỏi ở cổ họng gây vướng víu, đau rát khó chịu
+ Xuất hiện các chấm trắng (sỏi amidan) trên bề mặt amidan, ấn vào có thể cứng hoặc mềm mủn như chấm mủ.
+ Nếu kích thước sỏi amidan quá to sẽ gây khó nuốt; thậm chí tác động gây đau tai, ù tai
+ Khi cố khạc ra hoặc thi thoảng hắt hơi sẽ bay ra những hạt nhỏ bằng hạt gạo, hạt đậu xanh, rất hôi thối
Với các trường hợp sỏi amidan ở mức độ nặng hoặc gây khó khăn cho việc ăn uống, hơi thở hôi cản trở giao tiếp… thì nên đến gặp bác sĩ để can thiệp y khoa gắp sỏi, uống thuốc tiêu sỏi amidan.
Với các trường hợp nhẹ, bạn có thể thử áp dụng một số cách loại bỏ sỏi amidan tại nhà, dưới đây là một số cách đơn giản được nhiều người áp dụng:
Súc họng, súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý
Đây là cách đơn giản được nhiều bệnh nhân mắc bệnh ở họng sử dụng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh. Đối với sỏi amidan thì khi súc miệng bằng nước muối sinh lý sẽ giúp các thành phần kết sỏi sẽ không còn bị lắng cặn nữa, hạn chế sự hình thành sỏi và làm giảm đi sự phát triển của vi khuẩn.
Hơn nữa nước muối sinh lý sẽ giúp sát khuẩn, làm sạch họng; giảm nhẹ các triệu chứng đau rát, khó chịu ở họng, giảm nhiễm khuẩn…
Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày
Việc uống nước tưởng chừng đơn giản và không có tác dụng gì trong trị sỏi amidan. Tuy nhiên, thực tế đây là cách khá hữu hiệu bởi việc uống nhiều nước mỗi ngày có tác dụng giúp các viên sỏi rã nhỏ ra, tránh bị tích tụ lại ở các hốc amidan, hạn chế hình thành sỏi.
Bên cạnh đó, hãy tăng cường bổ sung vitamin C hoặc các thực phẩm giàu vitamin C (có nhiều trong rau, củ quả) để loại bỏ tình trạng kết sỏi amidan.
Áp dụng các bài thuốc, mẹo nhỏ dân gian trong trị sỏi amidan
Có khá nhiều cách khắc phục sỏi amidan, bạn có thể thử áp dụng từ các “bài thuốc” hoặc mẹo nhỏ dân gian sau, vừa đơn giản dễ thực hiện, vừa không tốn kém chi phí bao nhiêu.
♦ Dùng giấm: Trong giấm có nồng độ acid lớn, có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm khá tốt. Hãy dùng giấm táo hoặc các loại giấm khác (pha loãng với nước) uống hằng ngày để cải thiện chứng đau rát họng và ngừa viêm.
♦ Ăn tỏi: Trong tỏi rất giàu các thành phần kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt khuẩn, nấm tốt. Do đó nếu bạn đang bị sỏi amidan, hãy ăn sống một vài tép tỏi mỗi ngày hoặc kết hợp trong các bữa ăn để kháng lại sự phát triển của virus, vi khuẩn, ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm.
♦ Dùng tinh dầu: Sử dụng một ít tinh dầu (sả, hương thảo, chanh, đinh hương) cho vài giọt vào bàn chải đánh răng và chà xát nhẹ nhàng lên vùng tổn thương để chống khuẩn, kháng viêm, làm giảm các triệu chứng khó chịu ở họng, loại bỏ được các viên sỏi amidan nhỏ ở cổ họng.
**Lưu ý: Hãy tham khảo các ý kiến và hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn. Hơn nữa, trên bàn chải đánh răng cũng tồn tại nhiều loại vi khuẩn, hãy thay đổi thường xuyên, đừng dùng 1 bàn chải quá nhiều lần.
♦ Ăn sữa chua: Đây là món ăn chứa nhiều men vi sinh có lợi cho sức khỏe, việc ăn thường xuyên sữa chua không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn làm giảm sự phát triển của virus, vi khuẩn, từ đó giảm các triệu chứng khó chịu của sỏi amidan
♦ Ăn một số loại trái cây có lợi như: táo, cà rốt, hành tây… để kích thích quá trình kháng khuẩn tự nhiên hoạt động mạnh, làm giảm được các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
♦ Loại bỏ sỏi amidan bằng bông gạc hoặc bằng tay:
Thực tế, việc dùng gương quan sát vẫn có thể thay được các viên sỏi amidan, nếu sỏi nhô lên và tay bạn có thể chạm đến, hãy dùng tay (hoặc tăm bông) ấn nhẹ để loại bỏ chúng.
Tuy nhiên, hãy kiểm soát động tác thật nhẹ nhàng để tránh gây rách/ xước chảy máu, tổn thương niêm mạc và làm tình hình viêm nhiễm nặng nề hơn.
Lưu ý: Đây chỉ là những phương pháp tham khảo và không phải bất cứ ai áp dụng cũng mang lại hiệu quả như mong muốn. Do đó, cách tốt nhất chúng tôi vẫn khuyên bạn đi kiểm tra họng và nhận sự tư vấn, xử lý từ các chuyên gia y tế có kinh nghiệm. Tránh việc kéo dài tình trạng bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe.