Trong đó, tâm sen còn có tên gọi khác là liên tử tâm được dùng như vị thuốc Đông y trị mất ngủ, cảm nắng, giải nhiệt. Để sử dụng tâm sen đúng cách, mời các bạn cùng đọc qua những chia sẻ sau đây.
GIỚI THIỆU CHI TIẾT VỀ DƯỢC LIỆU TÂM SEN 1. Tên gọi- Tâm sen còn có tên gọi khác là liên tử tâm
- Tên khoa học của dược liệu tâm sen là Plumu Nelumbinis.
2. Đặc điểm sinh thái- Tâm sen là mầm xanh ở chính giữa hạt sen, là một bộ phận của cây sen. Và cây sen có lá xanh với đường kính khoảng 15 – 30cm, mặt lá dưới màu xám, mặt trên màu xanh, có gân, hơi nhàu. Bông sen màu hồng sậm. Điều đặc biệt là tất cả các bộ phận của cây sen đều có thể sử dụng làm thuốc.
- Sen phân bố chủ yếu ở các đầm lầy hoặc vùng trũng thuộc các quốc gia khu vực Đông Dương, châu Đại Dương và Malaysia.
3. Tổng quát về dược liệu
- Thu hái: Thời điểm thu hoạch là khi cây ra hoa và có hạt, tốt nhất từ tháng 7 đến tháng 9.
- Cách chế biến: Bổ đôi hạt để lấy tâm sen bên trong và sao vàng trước khi dùng.
- Điều kiện bảo quản: Tâm sen nên cất ở nơi thoáng mát, khô ráo.
4. Thành phần hóa họcTâm sen có chứa những thành phần hóa học gồm: liensinine, neferine., isoliensinine, lotusine, paline, motylcon, nuciferin, betus (base hữu cơ) và bisclaurin (alcaloid).
5. Tác dụng của tâm senDựa theo y học hiện đại:
- Trong tâm sen có chứa thành phần asparagine và các alkaloid. Trong đó, alkaloid như Nuciferin mang lại công dụng trấn an, kéo dài giấc ngủ.
- Ngoài ra, thành phần asparagine còn giúp hạ huyết áp. Công dụng của nó dựa theo cơ chế giãn thành mạch máu cơ trơn, giảm huyết lực huyết quản để cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim và chống rối loạn nhịp tim. Đã có một số thử nghiệm lâm sàng chứng minh dịch tiết của tâm sen có tác dụng cường tim.
Dựa theo y học cổ truyền:
- Thanh tâm (giúp giải nhiệt tạng tâm):
Nhờ đó, tâm sen có khả năng chủ trị một số bệnh tà nhiệt, ôn nhiệt bị giữ ở tâm bào (còn gọi là màng ngoài của tạng tâm). Những bệnh này có biểu hiện như chóng mặt, sốt, nói mê, nói nhảm. Bên cạnh tâm sen, các bác sĩ sẽ kết hợp thêm vị thuốc mạch môn nhằm gia tăng công hiệu.
- Trấn kinh an thần (giúp tinh thần được thư thái):
Tâm sen trị được chứng bất an, tâm phiền dẫn đến mất ngủ, hồi hộp, hoa mắt, đau đầu, nhịp tim nhanh và đánh trống ngực. Nên phối hợp cùng những vị thuốc như táo nhân, tử nhân để tăng hiệu quả.
Bên cạnh đó, tâm sen có tính hàng, tốt cho người mất ngủ ở thể thực nhiệt, biểu hiện khô miệng, ù tai, chất lưỡi đỏ kèm táo bón,… khi uống tâm sen sẽ giúp sảng khoái, hạ hỏa, ngủ ngon.
6. Tính vị và qui kinh- Tính vị: Tâm sen có vị đắng và tính hàn.
- Qui kinh: Thuộc kinh tâm và thận.
7. Hướng dẫn sử dụngThông thường, liều dùng tâm sen sẽ khoảng 1 – 3 gr mỗi ngày.
Tốt nhất là dùng tâm sen để chế biến món ăn hay phối hợp cùng những vị thuốc khác. Nên sao vàng tâm sen trước khi dùng để bỏ bớt độc tính. Có thể tăng dần liều lượng để đạt kết quả tốt sau mỗi lần dùng.
Trong trường hợp dùng tâm sen hơn 1 tuần nhưng không thấy hiệu quả thì nên ngưng điều trị. Tuyệt đối không dùng kéo dài hơn 1 tháng vì có thể gây nên tình trạng tích lũy độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe.
CÁC BÀI THUỐC VỚI TÂM SEN 1. Bài thuốc an thần, dễ ngủ
- Nguyên liệu: 20 gam lá vông, 5 gam tâm sen, 10 gam hoa nhài tươi, 10 gam táo nhân.
- Tiến hành: Tâm sen đem sai thơm; lá vông sấy khô tán thành bột, táo nhân sao đen rồi đập dập. Trộn tất cả các nguyên liệu lại với nhau và đem hãm với 1 lít nước. Khi nước còn ấm, nên thêm hoa nhài vào để chia làm nhiều lần uống trong ngày..
2. Bài thuốc trị mất ngủ do tiểu ít, nóng trong- Nguyên liệu: 8 gam tâm sen và 5 gam cam thảo tán bột.
- Tiến hành: Hãm tất cả nguyên liệu với nước sôi và dùng trong ngày.
3. Bài thuốc chữa tâm phiền, mất ngủ, lo âu- Nguyên liệu: 20 gam hạt muồng sao khô, 8 gam tâm sen, 15 gam mạch môn.
- Tiến hành: Hãm tất cả các nguyên liệu, uống thay trà mỗi ngày. Bệnh nhân lưu ý cần kiêng cà phê, nước chè khi áp dụng bài thuốc này.